Sai lầm khi xử lý vết côn trùng cắn ở trẻ nhỏ cần tránh

Côn trùng trong thiên nhiên thường sẽ ít xâm nhập vào môi trường sống của con người. Tuy nhiên, với sự thay đổi của khí hậu, môi trường tự nhiên bị phá hủy, côn trùng xuất hiện ngày càng nhiều trong nhà ở, tấn công con người khi cảm thấy bị đe dọa.

Trẻ nhỏ là đối tượng thường xuyên bị côn trùng cắn, gây các vết thương lở loét, sưng tấy, nhiễm trùng… Các vết cắn cần được xử lý đúng cách để tránh nhiễm trùng, gây độc cho bé. Dưới đây tổng hợp mà công ty diệt côn trùng – biox ghi nhận được trong cách xử lý vết côn trùng cắn thường gặp, phụ huynh cần tránh.

3 sai lầm khi xử lý vết côn trùng cắn phụ huynh thường làm

Với đặc trưng môi trường và khí hậu nước ta, tiếp xúc với côn trùng số lượng lớn và thường xuyên. Nhiều loài côn trùng tự nhiên có xu hướng xâm lấn không gian sống, nhà ở. Trẻ nhỏ không có khái niệm tự bảo vệ trước mối nguy hiểm, do vậy thường xuyên bị côn trùng như: kiến, ong, muỗi, bọ xít… đốt rất nguy hiểm.

Vết côn trùng đốt có thể gây viêm loét, mẩn ngứa, sưng đỏ. Bởi miệng côn trùng chứa nhiều vi khuẩn bất lợi cho cơ thể, đặc biệt với da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Phụ huynh thấy trẻ nhỏ bị côn trùng cắn thường xử lý bằng các biện pháp sau:

  • Không tìm hiểu kỹ vết côn trùng đốt là loại nào, có tính độc hay không. Nhiều phụ huynh chủ quan khi con bị côn trùng đốt, không rửa ngay với nước sạch, dung dịch khử khuẩn mà sử dụng kem trị côn trùng đốt ngay. Mỗi loại côn trùng có đặc điểm và tính độc khác nhau cần được xử lý và làm sạch trước khi điều trị.
  • Không nên chỉ sử dụng nước cốt chanh, khoai tây, kem đánh răng… theo phương pháp thông thường. Bởi các mẹo vặt chỉ khiến vết đốt bớt ngứa ngáy, không thể loại bỏ được hoàn toàn tính độc và vi khuẩn bên trong. Cần đến ngay bác sĩ để được loại bỏ nọc độc.
  • Côn trùng đốt còn cắn trên da, phụ huynh không nên kéo chúng bằng lực mạnh sẽ gây tổn thương da, chảy máu. Sử dụng nước bọt hoặc nước muối để côn trùng tự nhả hàm cứng ra, tránh gây rách và tổn thương sâu cho da bé. Tiến hành vệ sinh bằng nước muối sinh lý, khử trùng và mang đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Biện pháp phòng chống côn trùng thời điểm giao mùa

Vấn đề côn trùng tấn công, cắn đốt con người khi sinh hoạt trong nhà ngày càng phổ biến. Để giảm thiểu nguy cơ xâm nhập của côn trùng vào thời điểm giao mùa, người dùng có thể tiến hành các biện pháp sau:

  • Phun xịt thuốc tiêu diệt côn trùng xung quanh nhà. Tuy nhiên, biện pháp này không nên áp dụng nhiều, nên chỉ 1 năm 1 lần, khi số lượng côn trùng không thể kiểm soát và xác định được nguồn xâm nhập. Hóa chất gây độc sẽ bất lợi cho con người.
  • Lắp đặt cửa lưới chống muỗi ngăn chặn côn trùng xâm nhập nhà ở, không gian sống, phòng ngủ và sinh hoạt.
  • Lắp đèn bắt côn trùng bên ngoài nhà ở, thu hút chúng bằng đèn led vào ban đêm.

Vết côn trùng cắn tưởng chừng không gây hại, tuy nhiên sẽ khiến cấu trúc da trẻ bị tổn thương. Việc nhận biết và xử lý đúng cách các vết côn trùng cắn sẽ bảo vệ bé khỏi tổn hại, nguy hiểm đến sức khỏe. Thời điểm giao mùa với nhiều loài côn trùng sinh sôi, xâm nhập và nhà ở. Gia đình cần có biện pháp tự phòng bị, chống côn trùng xâm nhập. Gọi công ty xịt côn trùng khi có các dấu hiệu côn trùng tập trung quá nhiều, không kiểm soát được. Liên hệ ngay với biox để được tư vấn biện pháp xử lý côn trùng xâm lăng.