Sáo Mèo được chế tạo công phu như thế nào?

Sáo mèo hay sáo H’mong có nguồn gốc từ các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc. Thực tế thì không hẳn đó là nguồn gốc của sáo Mèo. ‘’Mèo’ ở đây là dân tộc Mèo hay H’mông chứ không phải là con Mèo, hay nhiều người nhầm tưởng là Mão Mèo (tên một shop sáo lớn ở Việt Nam ).
Sáo Mèo được chế tạo như thế nào?
Cây sáo Mèo được thổi khá dể dàng và khá là dể để học, nhưng do có âm vực hẹp, nên sáo mèo không thể chơi được nhiều bản nhạc. Và sáo mèo được chế tạo rất kỳ công, nhưng thực tế, giá thành sáo Mèo không cao hơn sáo ngang quá nhiều. Điều này thực tế do các shop bán sáo cạnh tranh mà đã để giá sáo mèo quá thấp, không phù hợp với công sức chế tạo ra nó. Tuy vậy, sáo mèo không có mức giá thấp hơn 100k vì mức giá thấp chỉ có ở sáo ngang loại rẻ.
Để chế tạo được cây sáo mèo, người thợ làm sáo phải trải qua rất nhiều khâu, quy trình chế tạo đòi hỏi sự hiểu biết và tay nghề người thợ lâu năm. Tấc nhiên, một số bạn có thể tự làm sáo mèo nhưng không thể đạt chất lượng như các nghệ nhân.
Giống với sáo ngang thông thường, người thợ cần đi chặt nứa trên rừng. Nứa thì bạt ngàn nhưng để chọn được một ống nứa phù hợp cho làm sáo nói chung và làm sáo mèo nói riêng không hề dễ dàng. Một ống nứa làm sáo mèo cần có kích thước to, đốt dài và dày, tròn cũng như phải đủ độ già để làm sáo. Nứa được đem về và phơi khô, một số thợ sẽ hạn chế phơi nắng to để chất lượng nứa tốt nhất, nhưng kèm theo đó là thời gian chờ đợi rất lâu, khoảng 1 năm sau mới có thể đem ra làm sáo.
Hiện nay, đã có người đi chặt nứa và bán nguyên liệu làm sáo, do vậy, người thợ chủ yếu tập trung chế tác, không phải lên rừng chặt nứa nữa. Nhưng họ cũng phải bỏ ra 20 nghìn đồng hoặc cao hơn để có thể 1 ống nguyên liệu làm sáo mèo, tùy vào độ tốt của ống trúc nứa đó.
Cây nứa thường sẽ bị cong, vậy bước tiếp theo là phải uốn cho thẳng và làm phải đánh bóng, làm đẹp cho cây nứa.
Tiếp theo, người thợ sẽ chế tạo lưỡi gà bằng lam đồng, nó là bộ phận chính tạo ra âm thành của sáo mèo, lưỡi gà giao động phát ra âm thanh cơ bản và hộp cộng hưởng là thân sáo sẽ tạo ra các nốt nhạc khác nhau.
Lưỡi gà khá bé, chỉ dài khoảng 1-2 cm (tùy vào từng loại sáo mèo) và được mài mỏng một cách công phu, việc mài lưỡi gà cho phát ra âm thanh đã khó, mài cho nó phát ra âm thanh chuẩn sẽ khó hơn, và quan trọng hơn hết, mỗi người thợ sẽ có cách mài lưỡi gà để âm thanh hay nhất hoặc theo ý định của họ.
Tiếp theo là công đoạn khoét các lỗ bấm sao cho đẹp và chuẩn âm và hoàn thiện cây sáo. Bước khoét lỗ trên sáo mèo đơn giản hơn trên sáo ngang vì hoàn toàn có thể theo mẫu. Tấc nhiên, để làm được một cây sáo mèo cao cấp, thì cũng cần sự tỉ mỹ và các kinh nghiệm khoét lỗ riêng của các bậc thầy chế tác.
Trên là các bước để chế tạo cây sáo Mèo Việt Nam. Ngoài ra, cây sáo mèo hiện đại còn được khắc hình hoa văn, làm khớp nối và có thể được chế tạo công phu hơn để nó đẹp hơn, đa dụng hơn, tiện lợi hơn.
Các bạn có thể tham khảo thêm về sáo mèo cũng như mua sáo mèo tại SAOTRUCLANGTU.COM là một shop sáo trúc uy tín
Liên hệ hotline 0347188688 để được chủ shop chia sẽ thêm về sáo mèo, học thổi cũng như chi tiết về các loại sáo.
Học thổi sáo Mèo tại HOCTHOISAO.NET là trang web chung có đầy đủ thông tin về các loại sáo, cách thổi sáo và cảm âm cho sáo.